Forum trường THPT Thái Phiên
Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng kí làm thành viên của diễn đàn trường THPT Thái Phiên để góp vui với mọi người nhé !!
Forum trường THPT Thái Phiên
Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng kí làm thành viên của diễn đàn trường THPT Thái Phiên để góp vui với mọi người nhé !!
Forum trường THPT Thái Phiên
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Forum trường THPT Thái Phiên

SMod thông báo: diễn đàn đóng cửa - Admin đi nghỉ mát rầu, Mem thích làm gì thì làm, chém thỏa mái
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Top posters
ngocsohn
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Vote_lcapCuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  I_voting_barCuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Vote_rcap 
admin
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Vote_lcapCuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  I_voting_barCuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Vote_rcap 
<rémyphú>
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Vote_lcapCuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  I_voting_barCuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Vote_rcap 
haihandsome94
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Vote_lcapCuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  I_voting_barCuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Vote_rcap 
muapro94
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Vote_lcapCuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  I_voting_barCuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Vote_rcap 
phucbyna8
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Vote_lcapCuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  I_voting_barCuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Vote_rcap 
badboy10a8
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Vote_lcapCuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  I_voting_barCuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Vote_rcap 
ngoc.huong182
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Vote_lcapCuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  I_voting_barCuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Vote_rcap 
nguyenlinh92
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Vote_lcapCuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  I_voting_barCuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Vote_rcap 
¶Ken
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Vote_lcapCuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  I_voting_barCuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Vote_rcap 
Latest topics
» Đón Giáng Sinh cùng StudyLink - Tháng 12/2015
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Emptyby studylink219 22/12/15, 09:48 am

» Học tiếng Anh với chương trình "Đôi bạn cùng tiến" tại StudyLink - Thá
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Emptyby studylink219 11/11/15, 02:37 pm

» Chương trình ưu đãi tháng 10/2015 - Trung tâm Anh ngữ StudyLink
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Emptyby studylink219 22/10/15, 03:46 pm

» Vui học tiếng Anh cùng Trung tâm Anh ngữ StudyLink - Tháng 9/2015
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Emptyby studylink219 25/09/15, 09:38 am

» Chương trình ưu đãi tháng 8/2015 - Trung tâm Anh ngữ StudyLink
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Emptyby studylink219 31/07/15, 03:47 pm

» Chương trình ưu đãi tháng 7/2015 tại Trung tâm Anh ngữ StudyLink
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Emptyby studylink219 15/07/15, 03:46 pm

» Chương trình ưu đãi tháng 6/2015 – Vui hè cùng StudyLink
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Emptyby studylink219 23/06/15, 02:29 pm

» Vui hè cùng StudyLink với chương trình Endless Summer tháng 5/2015
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Emptyby studylink219 07/05/15, 09:19 am

» Chương trình ưu đãi tháng 4/2015 tại Trung tâm Anh ngữ StudyLink
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Emptyby studylink219 13/04/15, 02:57 pm

» [Chia sẻ] Game casual "Bắn trứng khủng long" HOT 2014
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Emptyby dark_sky 13/11/14, 11:27 am

» [Chia sẻ] Game casual "Bắn trứng khủng long" HOT 2014
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Emptyby dark_sky 13/11/14, 11:27 am

» Khuyến mãi từ Trung tâm Anh ngữ StudyLink
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Emptyby studylink219 06/10/14, 04:40 pm

» Học cao đẳng có thể phải lấy bằng trung cấp?
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Emptyby miss123 05/01/14, 08:16 am

» Tuyển lập lờ, sinh viên chịu thiệt
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Emptyby miss123 05/01/14, 08:16 am

» Học cao đẳng có thể phải lấy bằng trung cấp?
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Emptyby motminh123 04/01/14, 09:03 pm

» Tuyển lập lờ, sinh viên chịu thiệt
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Emptyby motminh123 04/01/14, 09:02 pm

» Học cao đẳng có thể phải lấy bằng trung cấp?
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Emptyby ngocha123 04/01/14, 08:39 pm

» Tuyển lập lờ, sinh viên chịu thiệt
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Emptyby ngocha123 04/01/14, 08:39 pm

» Tặng 75% giá trị thẻ học tiếng anh, kỹ năng mềm, công nghệ thông tin
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Emptyby daihoctructuyen 23/07/13, 04:13 pm

» KiKi RPG – Phiêu lưu vào thế giới quỷ
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Emptyby phuongtep 08/06/13, 02:18 pm

» [UPDATE 2013] Topic tập hợp mỗi ngày 1 game chuẩn không cần chỉnh 100%
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Emptyby nguyenlinh92 06/06/13, 11:27 am

Most active topics
Những bài thơ tình hay nhất, ai yêu thơ thì xin mời
20-11 of 11A8
[Phần mềm cập nhật hằng ngày] Phần mềm hay
Cho em hỏi chút
Hot hot, chuyện lạ của lớp 11a8 nè
Tuyển dụng Moderator cho diễn đàn
Try Fu Production
Những câu chuyện tình yêu ý nghĩa
Vào chúc mừng sinh nhật của Vũ và Ngọc đi các bạn..........
[Tâm sự tình yêu] Ai là người bạn nghĩ đến đầu tiên...?

 

 Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
admin
ADMIN
ADMIN
admin


Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 268
Xu TP Xu TP : 49951
Cảm ơn !! Cảm ơn !! : 7
Ngày sinh Ngày sinh : 22/12/1993
Tham gia ngày: Tham gia ngày: : 28/09/2010
Tuổi Tuổi : 30
Đến từ Đến từ : Ngôi nhà hạnh phúc !!
Châm ngôn sống : Cảm ơn trời mỗi sáng tôi thức dậy, lại có thêm ngày nữa để yêu thương !

Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Empty
Bài gửiTiêu đề: Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết    Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Empty20/01/11, 07:55 pm

Ngày hôm trước học môn lịch sử đến phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc, chợt đọc qua diễn biến là sự mở đầu của những học sinh, sinh viên yêu nước Bắc Kinh tại quãng trường Thiên An Môn Trung Quốc, tuy không liên quan gì đến cuộc tàn sát này nhưng mình chợt nhớ lại cũng đã lâu, khoảng 5 hay 6 năm về trước thì ba mình có kể cho mình nghe về cuộc tàn sát của chính quyền Trung Quốc đàn áp chính những người dân máu mủ của mình - đa số là những trí thức yêu nước tại đây,mình mới vào wikipedia để tìm đọc nó và thật xót xa thay, Tại sao con người lại có thể làm vậy ?!?!

Mọi người hãy đọc và suy nghĩ thật kĩ về sự thâm hiểm ghê gớm của người Trung Quốc nhé. Có thể nói là hơi dài đó, mọi người đọc được bao nhiêu thì đọc nha.



Sự kiện được đặt tên theo vị trí diễn ra sự đàn áp phong trào ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Những người biểu tình thuộc nhiều nhóm khác nhau, từ các trí thức tin tưởng rằng chính phủ do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo quá tham nhũng và hà khắc, tới những công nhân thành thị tin rằng cải cách kinh tế Trung Quốc đã đi quá xa dẫn tới lạm phát tăng cao và tình trạng thất nghiệp lan tràn đe dọa cuộc sống của họ.

Sau khi những người biểu tình bất chấp kêu gọi giải tán của chính phủ, một sự chia rẽ xảy ra bên trong Đảng cộng sản về việc giải quyết vấn đề với những người biểu tình theo cách nào. Trong những nhóm đang tranh cãi nhau, một phe cứng rắn nổi lên và quyết định đàn áp cuộc biểu tình mà không cần để ý tới những yêu cầu của họ.

Ngày 20 tháng 5, chính phủ tuyên bố thiết quân luật và vào đêm ngày 3 tháng 6, sáng ngày 4 tháng 6, xe tăng và bộ binh quân đội được gửi tới quảng trường Thiên An Môn để đàn áp phong trào và giải tán những người biểu tình. Những ước tính về con số thiệt mạng dân sự khác nhau: 4000-8000 (CIA), 2.600 (Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc) và một nguồn chưa được xác định khác là 5.000. Số người bị thương từ 7.000 đến 10.000. Tiếp sau cuộc bạo lực, chính phủ tiến hành nhiều cuộc bắt giữ để đàn áp những người ủng hộ phong trào, cấm đoán báo chí nước ngoài và kiểm soát nghiêm ngặt việc đưa tin các sự kiện của báo chí Trung Quốc. Cuộc đàn áp bằng bạo lực đối với những người biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn đã gây nên sự chỉ trích rộng rãi của quốc tế đối với chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa[1].

Tại Trung Quốc, vụ này thường được gọi là Sự kiện mùng 4 tháng 6 (六四事件) hay Phong trào mùng 4 tháng 6 (六四运动). Tên sau được đặt theo tên của hai hành động phản kháng khác cũng xảy ra ở quảng trường Thiên An Môn: Phong trào mùng 4 tháng 5 năm 1919 và Phong trào mùng 5 tháng 4 năm 1976.

Bối cảnh

Tháng 4 năm 1989, khi Hồ Diệu Bang qua đời, dân chúng Trung Quốc đã nhân tang lễ ông, tổ chức nhiều vụ xuống đường biểu tình. Chính thức là để tỏ *** thương tiếc một người thuộc xu hướng cải cách, song các cuộc biểu tình này thực ra là để phản đối lạm phát và nạn tham nhũng. Vào thời điểm ấy, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô là Mikhail Gorbachyov đến thăm Bắc Kinh sau nhiều năm gián đoạn quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc.

Đây là biến cố quốc tế nên đông đảo truyền thông thế giới có mặt để tường thuật. Các cuộc biểu tình kéo dài khiến lãnh đạo Bắc Kinh lúng túng. Vì muốn thách thức Gorbachyov tiến hành cải cách nên họ không dám ngăn chặn biểu tình, trong khi nhiều đảng viên cao cấp lại tỏ vẻ ủng hộ, thậm chí yểm trợ dân biểu tình.

Đến khi sự việc xảy ra quá tầm kiểm soát của chính quyền thì họ chỉ còn giải pháp là "tắt đèn nổ súng". Triệu Tử Dương muốn can cả hai, chính quyền và dân biểu tình, mà không nổi. Ông xuất hiện lần cuối, giữa đám biểu tình vào ngày 19 tháng 5 năm 1989, với nước mắt lưng tròng và tay cầm loa để nói là mình đến quá trễ.

Hơn 10 ngày sau, quân đội tiến vào thủ đô Bắc Kinh, yêu cầu báo chí rút lui và rạng ngày 4 tháng 6, đám biểu tình bị giải tán, hàng ngàn người bị tàn sát ngay tại Quảng trường Thiên An Môn. Con số chính thức là bao nhiêu thì Bắc Kinh không nói và không ai biết được. Con số bán chính thức từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là 2.600 người.

Những cuộc phản kháng bắt đầu


Những cuộc phản kháng ban đầu chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ, ngày 16 tháng 417 tháng 4,
dưới hình thức lễ tang dành cho Hồ Diệu Bang và những yêu cầu Đảng Cộng
sản Trung Quốc phải sửa đổi các quan điểm chính thức của họ về ông.
Ngày 18 tháng 4,
10.000 sinh viên tiến hành một cuộc biểu tình ngồi tại Quảng trường
Thiên An Môn, phía trước Đại lễ đường Nhân dân. Cùng trong buổi chiều
ngày hôm đó, vài ngàn sinh viên tụ tập trước Trung Nam Hải, trụ sở chính phủ, yêu cầu gặp mặt các lãnh đạo chính phủ. Họ đã bị lực lượng an ninh giải tán.
Những cuộc phản kháng đã có xung lượng sau khi có tin tức về những
cuộc xô xát giữa sinh viên và cảnh sát; sinh viên tin rằng truyền thông
Trung Quốc đã bóp méo tính chất hành động của họ và nó càng khiến sự
kiện được nhiều người ủng hộ hơn dù một tờ báo quốc gia, tờ Khoa học và Kỹ thuật (科技日报) xuất bản ngày 19 tháng 4, có một bài viết về cuộc biểu tình ngồi ngày 18 tháng 4.
Trong đêm ngày 21 tháng 4,
ngày trước lễ tang Hồ Diệu Bang, khoảng 100.000 sinh viên đã tuần hành
trên Quảng trường Thiên An Môn và tụ tập ở đó trước khi nơi này bị đóng
cửa chuẩn bị cho lễ tang. Ngày 22 tháng 4, họ đã yêu cầu gặp mặt thủ tướng Lý Bằng
nhưng không được đáp ứng (Lý Bằng là người được đa số cho là đối thủ
chính trị của Hồ Diệu Bang). Cùng ngày hôm ấy, những cuộc phản kháng
diễn ra tại Tây An (Thiểm Tây) và Trường Sa (Hồ Nam).
Từ 21 tháng 4 tới 23 tháng 4, sinh viên tại Bắc Kinh kêu gọi một cuộc bãi khoá. Những hồi chuông báo động đã gióng lên bên trong chính phủ, họ nhận thức rõ cơn bão chính trị do Sự kiện Thiên An Môn ngày 5 tháng Tư (四五天安门事件 Tứ ngũ Thiên An Môn sự kiện) năm 1976 khi ấy đã được hợp pháp hóa gây ra. Ngày 26 tháng 4, sau một bài diễn văn nội bộ của Đặng Tiểu Bình, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nhân dân Nhật báo,
ra một bài xã luận trang nhất với tiêu đề "Dương cao ngọn cờ phản đối
bất kỳ sự xáo động nào" để tìm cách tập hợp công luận sau lưng chính phủ
và buộc tội "một số kẻ cơ hội lạc lõng" đang âm mưu gây bất ổn dân sự[2]. Bài báo làm sinh viên nổi giận và vào ngày 27 tháng 4
khoảng 50.000 sinh viên tụ tập trên các đường phố Bắc Kinh, bất chấp
lời cảnh báo đàn áp của chính phủ, yêu cầu chính phủ rút lại bài báo.
Tại Bắc Kinh, đa số sinh viên từ nhiều trường cao đẳng và đại học đã
tham gia với sự ủng hộ của các giáo sư và giới trí thức khác. Sinh viên
khước từ các thành viên chính thức từ các hiệp hội sinh viên do Đảng
Cộng sản kiểm soát và lập lên những hiệp hội tự quản của riêng mình.
Sinh viên tự coi mình là những người Trung Quốc yêu nước, bởi họ được
thừa hưởng giá trị "khoa học và dân chủ" của Phong trào Ngũ Tứ năm 1919. Những cuộc phản kháng cũng khiến mọi người nhớ lại Phong trào Tứ Ngũ (四五运动 Tứ ngũ vận động) cuối cùng đã dẫn tới sự ra đi của bè lũ bốn tên.
Ban đầu chỉ có mục đích tưởng niệm Hồ Diệu Bang, người được sinh viên
coi là một nhân vật ủng hộ dân chủ, hành động của sinh viên dần phát
triển thành phong trào phản đối tham nhũng và yêu cầu tự do báo chí
và sự chấm dứt, hay cải cách, sự cầm quyền tại Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa của Đảng Cộng sản và Đặng Tiểu Bình, người lãnh đạo tối cao trên
thực tế của Trung Quốc. Những nỗ lực liên lạc và liên kết với sinh viên
và công nhân ở các thành phố khác cũng mang lại một số thành công.
Dù những cuộc phản kháng ban đầu là của sinh viên và giới trí thức,
những người cho rằng các cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình vẫn chưa đủ
tầm và Trung Quốc cần phải cải cách cả hệ thống chính trị, họ nhanh
chóng có được sự ủng hộ của giới công nhân thành thị, những người cho
rằng các cuộc cải cách đã đi quá xa. Điều này xảy ra bởi những người
lãnh đạo cuộc phản kháng chú trọng vào vấn đề tham nhũng, vấn đề thống
nhất cả hai nhóm và bởi sinh viên có thể viện dẫn các nguyên mẫu Trung
Quốc của những người trí thức vị tha những người nói ra sự thực với giới
cầm quyền.
Không giống những cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn năm
1987, gồm chủ yếu sinh viên và giới trí thức, các cuộc phản kháng năm
1989 có được sự hỗ trợ to lớn từ giới công nhân thành thị, những người
đang lo lắng trước tình trạng lạm phát và tham nhũng ngày càng gia tăng.
Tại Bắc Kinh, họ được rất nhiều người ủng hộ. Họ cũng được ủng hộ tại
các thành phố lớn ở khắp Trung Quốc Đại lục như Ô Lỗ Mộc Tề, Thượng HảiTrùng Khánh; và sau này là ở Hương Cảng, Đài Loan và các cộng đồng Hoa kiềuBắc Mỹchâu Âu.
Phản kháng leo thang

Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Tiananmen_Square_protests"Nữ thần Dân chủ" được sinh viên thực hiện tại Viện Nghệ thuật Trung ương và được dựng lên ở quảng trường trong cuộc phản kháng




Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Triệu_Tử_Dương,_Quảng_trường_Thiên_An_MônCuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Magnify-clip

Triệu Tử Dương dùng loa để nói với các sinh viên vào ngày 19 tháng 5 năm 1989. Đằng sau ông (người thứ hai từ bên phải, mặc áo đen) là Ôn Gia Bảo. Đây là lần xuất hiện cuối cùng của ông trước công chúng, sau đó ông bị quản thúc tại gia đến khi chết





Ngày 4 tháng 5, xấp xỉ 100.000 sinh viên và công nhân tuần hành ở Bắc Kinh yêu cầu cải cách tự do báo chí
và một cuộc đối thoại chính thức giữa chính quyền và các đại biểu do
sinh viên bầu ra. Chính phủ khước từ đối thoại, chỉ đồng ý đàm phán với
các thành viên được chỉ định từ các tổ chức sinh viên. Ngày 13 tháng 5, hai ngày trước chuyến thăm cấp nhà nước được quảng cáo rầm rộ của vị lãnh đạo Liên Xô có đầu óc cải cách Mikhail Sergeyevich Gorbachyov,
những đám đông sinh viên chiếm giữ quảng trường Thiên An Môn và bắt đầu
một cuộc tuyệt thực, nhấn mạnh yêu cầu chính phủ rút lui lời cáo buộc
đưa ra trong bài xã luận của Nhân dân Nhật báo và tiến hành các
cuộc đàm phán với các đại diện sinh viên. Hàng trăm sinh viên tham gia
cuộc tuyệt thực và được ủng hộ bởi hàng ngàn sinh viên khác như một phần
của nhân dân Bắc Kinh, trong một tuần lễ.
Những cuộc phản kháng và bãi khoá bắt đầu xuất hiện tại nhiều trường
đại học ở các thành phố khác, nhiều sinh viên đi tới Bắc Kinh tham gia
vào cuộc biểu tình. Nói chung, các cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên
An Môn được tổ chức tốt, với những cuộc tuần hành hàng ngày của sinh
viên từ nhiều trường đại học Bắc Kinh thể hiện sự đoàn kết, tẩy chay các
lớp học và với những yêu cầu ngày càng gia tăng. Các sinh viên hát "Quốc tế ca", bài thánh ca xã hội chủ nghĩa trên thế giới, trên đường đi tới và tại quảng trường[3]. Sinh viên thậm chí còn thể hiện hành động tôn trọng đáng ngạc nhiên với chính phủ khi giúp cảnh sát bắt giữ ba người từ tỉnh Hồ Nam, gồm cả Dụ Đông Nhạc, những người đã ném mực vào bức chân dung lớn của Mao treo tại phía bắc quảng trường[4].
Cuối cùng sinh viên quyết định rằng để duy trì phong trào của họ cần thiết phải tiến hành một cuộc tuyệt thực.
Quyết định này của sinh viên là một thời điểm quyết định trong phong
trào. Cuộc tuyệt thực bắt đầu tháng 5 năm 1989 và phát triển lên tới
"hơn một nghìn người" (Lưu, 1994, 315). Cuộc tuyệt thực khiến sinh viên
nhận được sự ủng hộ từ khắp đất nước và "người dân bình thường tại Bắc
Kinh cũng tuần hành để bảo vệ những người tham gia tuyệt thực... bởi
hành động tuyệt thực và đương đầu với những sự trả đũa của chính phủ đã
thuyết phục được những người quan sát rằng sinh viên không chỉ đòi hòi
những quyền lợi cá nhân mà còn cho cả nhân dân Trung Quốc" (Calhoun
1994, 113).
Ngày 19 tháng 5 lúc 4 giờ 50 phút sáng, Tổng thư ký Triệu Tử Dương
tới quảng trường và đọc một bài diễn văn hối thúc sinh viên chấm dứt
cuộc tuyệt thực. Một phần bài diễn văn của ông đã trở thành câu trích
dẫn nổi tiếng, khi ông nói, ám chỉ tới thế hệ người lớn tuổi Trung Quốc,
"Chúng tôi đã già, nó không còn là vấn đề với chúng tôi nữa." Trái lại,
sinh viên còn trẻ và ông hối thúc họ giữ sức khoẻ và không tự hy sinh
mình quá dễ dàng như vậy. Chuyến thăm của Triệu Tử Dương tới quảng
trường là lần xuất hiện cuối cùng trước công chúng của ông.
Những nỗ lực đàm phán với chính phủ Trung Quốc, ở khu vực văn phòng lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Nam Hải
ngay cạnh đó, đã thành công một phần. Nhờ chuyến thăm của Gorbachyov,
báo chí quốc tế có mặt với số lượng lớn trên Lục địa Trung Quốc. Các bài
báo phản ánh sự kiện của họ xuất hiện thường xuyên và nói chung ủng hộ
những người phản kháng, nhưng tỏ vẻ bi quan rằng họ sẽ khó đạt mục đích.
Tới cuối cuộc biểu tình, ngày 30 tháng 5, một bức tượng Nữ thần Dân chủ được dựng lên trên quảng trường và trở thành biểu tượng cho cuộc phản kháng với toàn thể khán giả TV trên thế giới.
Uỷ ban Thường trực Bộ chính trị, cùng các cựu lãnh đạo đảng (đã nghỉ
hưu nhưng vẫn có ảnh hưởng trong chính phủ và trong Đảng), ban đầu, hy
vọng rằng các cuộc biểu tình sẽ không kéo dài, hay những biện pháp cải
cách trong nước và những cuộc điều tra sẽ làm hài *** những người phản
kháng. Họ hy vọng tránh được bạo lực nếu có thể, và ban đầu dựa vào các
cơ quan Đảng để thuyết phục sinh viên từ bỏ cuộc phản kháng và quay lại
với việc học tập. Một vật cản lớn với hành động ngăn chặn là chính giới
lãnh đạo lại ủng hộ nhiều yêu cầu của sinh viên, đặc biệt với những lo
ngại trước tình trạng tham nhũng. Tuy nhiên, một vấn đề lớn là các cuộc
phản kháng liên quan tới nhiều giới với nhiều mục tiêu khác nhau và vì
thế chính phủ không biết phải đàm phán với ai, và những yêu cầu của
những người phản kháng là gì. Sự lẫn lộn và thiếu quả quyết trong số
những người phản kháng cũng phản ánh sự lẫn lộn và thiếu quả quyết bên
trong chính phủ. Tờ Nhân dân Nhật Báo đã đề cập tới tình trạng thiếu quả quyết này và thường thay đổi quan điểm giữa ủng hộ và lên án những người biểu tình.
Trong giới lãnh đạo hàng đầu, Tổng thư ký Triệu Tử Dương ủng hộ mạnh
mẽ một cách tiếp cận mềm dẻo với những người biểu tình trong khi Lý Bằng
được coi là người muốn đàn áp. Cuối cùng, quyết định đàn áp được một
nhóm lãnh đạo lớn tuổi trong đảng, những người coi sự từ bỏ quản lý độc
đảng là sự quay trở lại với tình trạng hỗn loạn thời Cách mạng Văn hóa[cần dẫn nguồn]. Dù đa số những thành viên đó không có vị trí chính thức, họ vẫn kiểm soát được quân đội. Đặng Tiểu Bình là chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương và có thể tuyên bố thiết quân luật; Dương Thượng Côn là chủ tịch nước, tuy chỉ là một chức vụ mang tính biểu tượng theo Hiến pháp năm 1982, nhưng về pháp lý là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.
Những lãnh đạo lớn tuổi tin rằng những cuộc biểu tình kéo dài là một
mối đe doạ tới sự ổn định của đất nước. Những người biểu tình bị coi là
công cụ ủng hộ cho "chủ nghĩa tự do tư sản" đang đứng núp phía sau, cũng như là công cụ của các phe phái trong đảng muốn thực thi hơn nữa các tham vọng cá nhân của họ[cần dẫn nguồn].
Trên toàn quốc và ở bên ngoài Trung Quốc đại lục


Buổi đầu phong trào, truyền thông
Trung Quốc có cơ hội hiếm hoi để thông tin một cách tự do và chính xác.
Đa số họ được tự do viết và thông báo sự kiện đang diễn ra vì không bị
các cơ quan địa phương và chính phủ quản lý. Tin tức nhanh chóng lan
rộng trên khắp lục địa. Theo báo cáo của truyền thông Trung Quốc, sinh
viên và công nhân tại hơn 400 thành phố, gồm cả các thành phố tại Nội Mông, cũng tổ chức lại và bắt đầu phản kháng[5]. Mọi người cũng kéo tới thủ đô để gia nhập cuộc phản kháng tại Quảng trường Thiên An Môn.
Sinh viên đại học tại Thượng Hải
cũng xuống đường để kỷ niệm cái chết của Hồ Diệu Bang và phản đối một
số chính sách của chính phủ. Trong nhiều trường hợp, họ được sự ủng hộ
của các uỷ ban đảng của trường. Giang Trạch Dân,
khi ấy là bí thư đảng uỷ thành phố, diễn thuyết trước các sinh viên,
bày tỏ sự cảm thông bởi ông cũng từng là một sinh viên hoạt động tích
cực trước năm 1949. Cùng lúc ấy, ông nhanh chóng hành động điều các lực
lượng cảnh sát tới kiểm soát đường phố và thanh trừng các lãnh đạo Đảng
Cộng sản ủng hộ sinh viên.
Ngày 19 tháng 4, các biên tập viên tờ Thế giới kinh tế đạo báo, một tạp chí có khuynh hướng cải cách, quyết định xuất bản, trong số 439 ngày 24 tháng 4,
một mục bình luận về Hồ Diệu Bang. Bên trong là một bài viết của Nghiêm
Gia Kỳ, với lời lẽ ủng hộ những sinh viên phản kháng tại Bắc Kinh ngày
18 tháng 4, và kêu gọi đánh giá lại việc thanh trừng ông năm 1987. Ngày 21 tháng 4,
một quan chức Đảng tại Thượng Hải đã yêu cầu tổng biên tập, Khâm Bản
Lập, thay đổi một số đoạn. Khâm Bản Lập từ chối và Trần phải quay sang
Giang Trạch Dân, người yêu cầu kiểm duyệt bài báo. Tới thời điểm ấy, đợt
báo in đầu tiên đã được phát hành. Số còn lại được xuất bản với một
trang trống[6]. Ngày 26 tháng 4, Nhân dân Nhật báo
xuất bản bài xã luận lên án cuộc phản kháng của sinh viên. Giang hành
động theo hướng này và đình chỉ chức vụ của Khâm Bản Lập. Ông nhanh
chóng nổi lên nắm quyền lực sau khi quả quyết dẹp yên những cuộc phản
kháng năm 1989.
Tại Hương Cảng, ngày 27 tháng 5 năm 1989, hơn 300.000 người đã tụ họp tại trường đua ngựa Bào Mã Địa
trong một sự kiện được gọi là "Những bài hát dân chủ dành cho Trung
Quốc". Nhiều nhân vật nổi tiếng người Hồng Kông và Đài Loan đã cùng hát
và thể hiện sự ủng hộ của họ với các sinh viên tại Bắc Kinh. Hôm sau,
ngày 28 tháng 5,
một đám diễu hành do Martin Lee, Szeto Wah và nhiều người khác dẫn đầu
đã đi suốt hòn đảo Hồng Kông; 1.5 triệu người đã tham gia.
Cũng có những cuộc phản kháng tại Đài Loan. Chính phủ đã thông qua một điều luật cho rằng họ sẽ cung cấp một hộ chiếu Trung Hoa Dân quốc và hỗ trợ tài chính cho bất kỳ người Trung Quốc nào từ bỏ hộ chiếu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Trên khắp thế giới, ở những nơi có nhiều người Trung Quốc sinh sống,
những cuộc tụ tập và tuần hành diễn ra. Nhiều chính phủ, như Hoa Kỳ,
Nhật Bản... cũng đưa ra những cảnh báo, khuyến cáo công dân nước mình
không tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
[sửa] Chính phủ tiêu diệt cuộc phản kháng

Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  240px-Tank_ManCuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Magnify-clip

Trong hình chụp nổi tiếng này, một người biểu tình đơn độc, "Người biểu tình vô danh", đứng chặn một đoàn xe tăng tại Bắc Kinh trong hơn nửa giờ ngày 5 tháng 6 năm 1989.
Hình do Jeff Widener (Associated Press) chụp.





Dù chính phủ đã tuyên bố thiết quân luật ngày 20 tháng 5,
việc quân đội tiến vào Bắc Kinh vẫn không thể diễn ra bởi những đám
đông người phản kháng, và quân đội cuối cùng nhận được lệnh rút lui.
Trong lúc ấy, những cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn. Cuộc tuyệt thực đang
tiến dần tới tuần thứ ba và chính phủ đã giải quyết được nó trước khi có
những người phải chết vì đói. Sau các cuộc bàn cãi trong giới lãnh đạo
cộng sản, việc sử dụng lực lượng quân đội giải quyết khủng hoảng được
đưa ra và dẫn tới một sự chia rẽ sâu sắc trong Bộ chính trị.
Tổng thư ký Triệu Tử Dương bị gạt khỏi ban lãnh đạo chính trị vì ông
ủng hộ hành động phản kháng của sinh viên. Quân đội cũng không thống
nhất trong việc giải quyết vấn đề và thừa nhận không ủng hộ trực tiếp
việc sử dụng vũ lực, khiến giới lãnh đạo phải tìm kiếm các cá nhân muốn
thực hiện mệnh lệnh của họ[cần dẫn nguồn].
Binh sĩ và xe tăng thuộc Quân đoàn 27 và 28 Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
được gửi tới kiểm soát thành phố. Quân đoàn 27 nằm dưới quyền chỉ huy
của một sĩ quan có quan hệ với Dương Thượng Côn. Trong một cuộc họp báo,
Tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush
đã thông báo những lệnh trừng phạt với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sau
những lời kêu gọi hành động từ phía các thành viên Nghị viện như Thượng
nghị sĩ Jesse Helms.
Tổng thống Bush cho rằng thông tin tình báo ông nhận được cho thấy một
số chia rẽ trong giới chỉ huy quân sự Trung Quốc, và thậm chí cả khả
năng những vụ xung đột bên trong quân đội trong những ngày đó. Các báo
cáo tình báo cũng cho thấy các đơn vị thuộc Quân đoàn 27 và 28 đã được
đưa tới bên ngoài các tỉnh bởi các đơn vị địa phương của Quân đội Giải
phóng Nhân dân được cho là có cảm tình với những người phản kháng và
nhân dân trong thành phố. Các phóng viên miêu tả các binh sĩ thuộc Quân
đoàn 27 là nhân tố chủ chốt gây thương vong cho dân thường. Sau cuộc tấn
công vào quảng trường, Quân đoàn 27 được cho là đã thiết lập các địa
điểm phòng thủ tại Bắc Kinh - không phải là kiểu bố trí phòng ngự trước
các cuộc tấn công của nhân dân, mà trước những cuộc tấn công của các đơn
vị quân đội khác. Mặt khác, Quân đoàn 38 sở tại, được cho là có cảm
tình với lực lượng phản kháng. Họ không được cung cấp đạn dược và được
cho là đã tự đốt các xe cộ của mình khi từ bỏ chúng để tham gia cuộc
phản kháng[cần dẫn nguồn].
Hành động xâm nhập thành phố của quân đội bị nhiều công dân Bắc Kinh
phản đối kịch liệt. Những người phản kháng đốt cháy các xe buýt và sử
dụng chúng làm phương tiện cản bước quân đội. Cuộc chiến tiếp tục diễn
ra trên các đường phố bao quanh quảng trường, nhiều người phản kháng
được cho là đã tiến về phía Quân đội Giải phóng Nhân dân và xây dựng các
luỹ bằng xe cộ, trong khi quân đội tìm cách giải toả vật cản bằng hơi
cay, súng và xe tăng. Nhiều người bị thương đã được các lái xe đang ở
trong vùng trống giữa binh sĩ và các đám đông cứu thoát, đưa tới bệnh
viện. Sau cuộc tấn công vào quảng trường, chương trình truyền hình trực
tiếp về sự kiện cho thấy nhiều người mang băng đen trên tay phản đối
hành động của chính phủ, tụ tập ở nhiều đại lộ đốt cháy các chiến luỹ.
Trong lúc ấy, Quân đội Giải phóng Nhân dân thiết lập một cách có hệ
thống các điểm kiểm soát bên ngoài thành phố, lùng bắt những người phản
kháng và phong toả các khu vực trường đại học.
Ngay bên trong quảng trường, đã có một cuộc tranh luận giữa những
người muốn rút lui hòa bình, gồm Hàn Đông Phương, và những người muốn
tiếp tục ở lại, như Sài Linh. Cuộc tấn công vào quảng trường bắt đầu lúc
10:30 tối ngày 3 tháng 6, khi xe bọc thép và quân đội vũ trang với lưỡi lê
tiến vào từ nhiều hướng đi theo sau là máy ủi và xe rủa. Những chiếc xe
bọc thép chạy trên đường, bắn thẳng về phía trước và xung quanh, có lẽ
đã giết hại và làm bị thương cả một số binh sĩ. Phóng viên BBC
Kate Adie miêu tả về hành động "bắn bừa bãi" bên trong quảng trường.
Các sinh viên chạy trốn trong các xe buýt bị các nhóm binh sĩ lôi ra và
đánh đập bằng những cây gậy lớn. Những sinh viên đang tìm cách rời khỏi
quảng trường cũng bị binh sĩ bao vây và đánh đập. Thậm chí, rất nhiều
người biểu tình đã bị xe tăng cán chết[cần dẫn nguồn].
Các lãnh đạo cuộc phản kháng bên trong quảng trường, nơi một số người
đang tìm các thiết lập các luỹ ngăn xe bọc thép, được cho là đã "van
xin" các sinh viên không sử dụng vũ khí (như chai xăng) chống lại quân
lính đang tiến tới. Tuy nhiên, rõ ràng nhiều sinh viên đã bị bắn, "Sao
anh lại giết chúng tôi?" Tới 5 giờ 40 phút sáng ngày hôm sau, quảng
trường đã bị dẹp tan.
Cuộc đàn áp phản kháng đã trở thành bất tử trong truyền thông phương
Tây với đoạn video và những bức ảnh nổi tiếng về một người đàn ông đơn
độc mặc áo sơ mi trắng đứng trước một đoàn xe tăng đang tiến vào Quảng
trường Thiên An Môn. Được chụp ngày 5 tháng 6 khi đoàn xe đang đi trên giao lộ thuộc Đại lộ Trường An,
với hình ảnh một người không vũ khí đứng ở giữa đường, cản bước đoàn xe
tăng. Anh ta được cho là đã nói: "Tại sao các anh lại ở đây? Các anh
không mang lại gì ngoài sự nghèo khổ." Khi người lính lái tăng tìm cách
đi vòng tránh, "Người biểu tình vô danh"
tiếp tục cản đường. Anh ta tiếp tục đứng trước đoàn tăng trong một
khoảng thời gian, sau đó leo lên tháp pháo chiếc xe dẫn đầu và nói
chuyện với những người lính bên trong. Sau khi quay về vị trí chặn
đường, anh ta bị những người xung quanh kéo ra, có lẽ họ sợ anh ta sẽ bị
bắn hay bị đè nát. Time Magazine
đã đặt cho anh cái tên "Người biểu tình vô danh" và sau này coi anh là
một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Bản tin ngắn trên tờ Sunday Express
của Anh đã cho rằng đây là sinh viên Vương Duy Lâm, 19 tuổi, tuy nhiên,
sự chân thực của tin này còn đang bị nghi ngờ. Điều gì đã xảy ra với
"Người biểu tình vô danh" sau cuộc phản kháng vẫn chưa được biết. Trong
một bài phát biểu trước President's Club năm 1999, Bruce Herschensohn —
cựu phó trợ lý đặc biệt của Tổng thống Richard Nixon — đã thông báo rằng anh ta đã bị hành quyết 14 ngày sau đó. Trong cuốn Red China Blues: My Long March from Mao to Now (Những nỗi buồn Trung Quốc Cộng sản: Cuộc Trường chinh của tôi từ Mao tới Hiện tại), Jan Wong đã viết rằng người này vẫn đang sống và giấu mặt tại Trung Quốc đại lục. Trong Tử Cấm Thành, tác gia viết cho trẻ em người Canada William Bell tuyên bố rằng người đàn ông đó tên là Vương Ái Dân và đã bị giết hại ngày 9 tháng 6
sau khi bị bắt giam. Tuyên bố chính thức cuối cùng từ phía chính phủ
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về "Người biểu tình vô danh" là của Giang Trạch Dân trong một cuộc phỏng vấn năm 1990 với Barbara Walters; khi được hỏi về "Người biểu tình vô danh", Giang đã trả lời "chàng thanh niên đó không bao giờ, không bao giờ bị giết."
Sau cuộc đàn áp tại Bắc Kinh ngày 4 tháng 6,
những cuộc phản kháng tiếp tục diễn ra ở Trung Quốc lục địa trong nhiều
ngày nữa. Có những cuộc phản kháng lớn tại Hồng Kông, nơi người dân mặc
đồ đen tham gia biểu tình. Có những cuộc phản kháng tại Quảng Châu,
và có những cuộc phản kháng lớn tại Thượng Hải và một cuộc tổng đình
công. Cũng có những cuộc phản kháng tại các nước khác với nhiều người
đeo băng tang đen. Tuy nhiên, chính phủ nhanh chóng giành lại quyền kiểm
soát. Dù không có thông báo về những vụ giết hại với số lượng lớn khi
các cuộc phản kháng chấm dứt ở những thành phố khác, một cuộc thanh
trừng chính trị đã diễn ra trong đó các quan chức chịu trách nhiệm về
việc tổ chức hay tha thứ cho những cuộc phản kháng đều bị mất chức, và
các lãnh đạo cuộc phản kháng bị tống giam.
[sửa] Số người chết


Số người chết và bị thương trong vụ này vẫn chưa rõ ràng vì những sự
khác biệt lớn giữa những ước tính khác nhau. Chính phủ Trung Quốc không
bao giờ đưa ra dữ liệu chính thức chính xác hay danh sách những người
chết.
Chính phủ Trung Quốc vẫn cho rằng không có người chết bên trong quảng
trường, dù những đoạn video được quay ở thời điểm đó cho thấy có những
tiếng đạn bắn. Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung QuốcQuốc vụ viện tuyên bố rằng "hàng trăm binh sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân đã chết và số người bị thương còn nhiều hơn thế"[cần dẫn nguồn].
Yuan Mu, phát ngôn viên Quốc vụ viện, đã nói tổng cộng khoảng 300 người
chết, đa số họ là các binh sĩ, cùng với một số người được ông miêu tả
là "những tên lưu manh"[7]. Theo Trần Hy Đồng, thị trưởng Bắc Kinh, 200 dân thường và vài chục binh sĩ thiệt mạng[8]. Các nguồn khác cho rằng 3.000 thường dân và 6.000 binh sĩ bị thương[9]. Tháng 5 năm 2007, thành viên Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc
tại Hương Cảng, Chang Ka-mun, nói 300 tới 600 người bị giết tại quảng
trường Thiên An Môn. Ông cho rằng "có những kẻ sát nhân vũ trang những
người không phải là sinh viên"[10].
Tuy nhiên, các nhà báo nước ngoài, những người chứng kiến vụ việc đã
tuyên bố có ít nhất 3.000 người chết. Một số bảng liệt kê con số thương
vong do những nguồn bí mật cung cấp cho thấy con số lên tới 5.000[11].
Thống kê và ước tính từ nhiều nguồn và nhóm khác nhau cho thấy:

  • 4.000 tới 6.000 thường dân chết - Edward Timperlake[12]
  • 2.600 đã chết chính thức vào buổi sáng ngày 4 tháng 6 (sau này bị bác bỏ) - Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc[8]. Một nhân viên Chữ thập Đỏ Trung Quốc giấu tên ước tính rằng tổng cộng 5.000 người chết và 30.000 bị thương[13]
  • 1.000 người chết - Ân xá Quốc tế[8]
  • 7.000 người chết (6.000 thường dân 1.000 binh sĩ) - tình báo NATO[12]
  • Tổng cộng 10.000 người chết - các ước tính của Khối Xô viết[12]
  • Hơn 3.700 người chết, gồm cả những người mất tích hoặc chết một cách
    bí mật hoặc những người từ chối được điều trị y tế - một người đào tẩu
    từ Quân đội Giải phóng Nhân dân nêu ra một tài liệu mật trong giới sĩ
    quan[12]
  • 186 thường dân có tên tuổi được xác nhận đã chết vào cuối tháng 6 năm 2006 - Giáo sư Đinh Tử Lâm[14]

Hậu quả


[sửa] Những vụ bắt giữ và thanh trừ


Trong và sau cuộc phản kháng, chính quyền đã tìm cách bắt giữ và truy tố một số sinh viên lãnh đạo Phong trào Dân chủ Trung Quốc, đáng chú ý nhất là Vương Dần, Sài Linh, Triệu Thường ThanhÖrkesh Dölet (ئۆركەش دۆلەت). Vương Dần đã bị bắt, kết án và tống giam, sau đó đã được phép di cư tới Hoa Kỳ
vì lý do y tế. Vì là gương mặt kém nổi bật hơn của phong trào, Triệu
Thường Thanh đã được thả chỉ sau sáu tháng ngồi tù. Tuy nhiên, anh ta
một lần nữa bị tống giam vì tiếp tục yêu cầu cải cách chính trị tại
Trung Quốc. Örkesh Dölet bỏ trốn sang Đài Loan. Anh ta đã lập gia đình và làm việc như một nhà bình luận chính trị trên kênh truyền hình quốc gia Đài Loan[cần dẫn nguồn]. Sài Linh bỏ trốn sang Pháp, và sau đó tới Hoa Kỳ.
Các hoạt động phản kháng nhỏ hơn tiếp tục diễn ra ở các thành phố
khác trong vài ngày. Một số cán bộ các trường đại học và sinh viên,
những người đã chứng kiến các vụ giết hại tại Bắc Kinh
đã tổ chức lại hay khuyến khích khác sự kiện tưởng nhớ khi họ quay về.
Tuy nhiên, những hành động đó nhanh chóng bị dập tắt, và những người tổ
chức bị thanh trừng.
Giới chức Trung Quốc nhanh chóng xét xử và hành quyết nhiều công nhân
bị bắt giữ tại Bắc Kinh. Trái lại, các sinh viên - nhiều người trong số
họ xuất thân từ các gia đình có ảnh hưởng và có quan hệ tốt với chính
quyền - bị kết án nhẹ hơn. Thậm chí Vương Dần, lãnh đạo sinh viên và là
người đứng đầu trong danh sách truy nã, cũng chỉ bị kết án bảy năm tù.
Tuy thế, nhiều sinh viên và cán bộ các trường đại học bị ghi vào sổ đen
chính trị, một số người không bao giờ được bổ dụng lần nữa.
Giới lãnh đạo Đảng trục xuất Triệu Tử Dương khỏi Uỷ ban Thường trực Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì ông phản đối thiết quân luật, Triệu Tử Dương bị quản thúc tại gia cho tới khi chết. Hồ Khởi Lập,
một thành viên khác của Uỷ ban thường trực Bộ chính trị phản đối thiết
quân luật bị tước quyền bỏ phiếu, và cũng bị trục xuất khỏi uỷ ban. Tuy
nhiên, ông vẫn giữ được đảng tịch, và sau khi "thay đổi quan điểm", được
tái bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Máy xây dựng và Điện tử. Những
lãnh đạo Trung Quốc có đầu óc cải cách khác như Vạn Lý bị quản thúc tại gia ngay lập tức khi ra khỏi máy bay sau một chuyến công du nước ngoài bị cắt ngắn tại Sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh,
với lời giải thích chính thức vì "các lý do sức khoẻ". Khi Vạn Lý được
bãi bỏ quản thúc tại gia sau khi "đã thay đổi ý kiến" ông ta, giống như Kiều Thạch, được chuyển tới một ví trí khác tương đương nhưng chỉ có thực quyền nghi lễ.
Sự kiện này giúp Giang Trạch Dân - khi ấy là thị trưởng Thượng Hải và không liên quan tới sự kiện này - trở thành Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các thành viên chính phủ đã chuẩn bị một sách trắng
giải thích quan điểm của chính phủ về những cuộc phản kháng. Một nguồn
không được tiết lộ bên trong chính phủ Trung Quốc đã đưa lậu văn bản ra
khỏi Trung Quốc và Public Affairs đã xuất bản nó vào tháng 1 năm 2001
với tên gọi Tiananmen Papers (Hồ sơ Thiên An Môn). Hồ sơ này bao gồm một đoạn trích từ câu nói của cựu lãnh đạo Đảng Vương Chấn ám chỉ sự đối phó với cuộc phản kháng của chính phủ.
Hai phóng viên đưa tin về sự kiện này ngày 4 tháng 6 trong bản tin hàng ngày lúc 19 giờ (7 giờ tối) trên Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã bị sa thải bởi họ thể hiện tình cảm đau xót. Ngô Tiểu Dũng, con trai một thành viên Uỷ ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, và cựu bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc và phó thủ tướng Ngô Học Khiêm bị đuổi khỏi Ban tiếng Anh Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Tiền Lý Nhân, giám đốc Nhân dân Nhật báo (tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc), cũng bị huyền chức vì các bài viết bày tỏ cảm tình với các sinh viên trên tờ báo này.
Ảnh hưởng trên các khuynh hướng chính trị trong nước


Các cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn đã làm mất đi quan
niệm tự do hóa chính trị đang phát triển trong dân chúng hồi cuối thập
niên 1980; vì thế, nhiều cải cách dân chủ được đề xuất trong thập niên
1980 đã bị bãi bỏ. Dù có đã có một số quyền tự do cá nhân được ban hành
từ thời điểm đó, những cuộc tranh luận về những sự thay đổi cơ cấu trong
chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và vai trò của Đảng Cộng sản
Trung Quốc vẫn là một chủ đề cấm kỵ.
Tại Hồng Kông,
các cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn đã dẫn tới những lo
ngại rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ không thực hiện các cam kết một quốc gia, hai chế độ khi nhận lại hòn đảo này năm 1997. Một hậu quả của nó là việc vị toàn quyền mới, Chris Patten,
đã tìm cách mở rộng quyền cho Hội đồng Lập pháp Hồng Kông dẫn tới sự
xích mích với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đã có những cuộc thắp nến
tưởng niệm thu hút hàng chục nghìn người ở Hồng Kông hàng năm từ năm
1989 và những cuộc tưởng niệm đó vẫn tiếp tục diễn ra sau khi quyền lực
đã được chuyển giao cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997.
Những cuộc phản kháng cũng đánh dấu một sự thay đổi trong các quy ước
chính trị, là đầu mối của các chính sách tại Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa. Trước cuộc phản kháng, theo hiến pháp năm 1982, Chủ tịch nước chủ
yếu chỉ là một chức vụ mang tính biểu tượng. Theo quy ước, quyền lực
được phân chia giữa ba chức vụ Chủ tịch, Thủ tướng và Tổng thư ký Đảng
Cộng sản Trung Quốc, mỗi người trong số họ đều đại diện cho một nhóm
khác nhau, nằm ngăn chặn sự độc quyền thái quá kiểu Mao Trạch Đông.
Tuy nhiên, sau khi Dương Thượng Côn sử dụng quyền lực người đứng đầu
nhà nước của mình để huy động quân đội, chức Chủ tịch một lần nữa lại là
chức vụ nắm quyền lực thực sự. Vì thế, Chủ tịch nước đồng thời là Tổng
thư ký Đảng cộng sản Trung Quốc, và được coi là người nắm quyền thực sự.
Năm 1989, cả quân đội Trung Quốc và cảnh sát Bắc Kinh đều không có
phương tiện chống bạo động thích hợp, như đạn cao su, hơi cay vẫn thường
được sử dụng ở phương Tây đối phó với các cuộc bạo loạn[18].
Sau các cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn, cảnh sát chống
bạo động tại các thành phố Trung Quốc đã được trang bị các vũ khí không
gây chết người để kiểm soát bạo loạn.
Ảnh hưởng kinh tế


Các cuộc phản kháng Thiên An Môn không đánh dấu sự chấm dứt của cải
cách kinh tế. Như một hậu quả trực tiếp sau những cuộc phản kháng, phe
bảo thủ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm cách xoá bỏ một số cải cách
thị trường tự do đang được tiến hành như một phần của cải cách kinh tế Trung Quốc,
và tái lập quyền kiểm soát hành chính với nền kinh tế. Tuy nhiên, những
nỗ lực này đã gặp phải sự phản đối kiên quyết của các quan chức địa
phương và đã hoàn toàn mất tác dụng hồi đầu thập niên 1990 sau sự sụp đổ
của Liên bang Xô viết và chuyến đi về phương nam của Đặng Tiểu Bình.
Sự tiếp tục của cải cách kinh tế dẫn tới tăng trưởng kinh tế trong thập
niên 1990, cho phép chính phủ giành lại hầu hết sự ủng hộ của dân chúng
mà họ đã mất năm 1989. Ngoài ra, không một lãnh đạo nào hiện nay của
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đóng vai trò chủ chốt trong quyết định đàn
áp phản kháng, và một gương mặt chính trị quan trọng là Thủ tướng Ôn Gia
Bảo đã từng là trợ thủ của Triệu Tử Dương tháp tùng ông tới gặp các
sinh viên phản kháng.
Các lãnh đạo cuộc phản kháng tại Thiên An Môn không thể lập ra một
phong trào hay một ý thức hệ chặt chẽ có khả năng tồn tại sau khoảng
giữa thập niên 1990. Đa số lãnh đạo sinh viên đều xuất thân từ tầng lớp
khá cao trong xã hội và được coi là ngoài tầm với của người dân thường.
Một số trong số họ là những người theo chủ nghĩa xã hội
và muốn đưa Trung Quốc trở về với con đường của chủ nghĩa xã hội. Nhiều
tổ chức bắt đầu xuất hiện sau sự kiện Thiên An Môn nhanh chóng tan rã
vì những cuộc đấu đá lẫn nhau. Nhiều nhà hoạt động dân chủ ở nước ngoài
ủng hộ việc hạn chế thương mại với Trung Quốc đại lục dần mất tần ảnh
hưởng cả trong và ngoài Trung Quốc. Một số tổ chức phi chính phủ có trụ
sở tại Hoa Kỳ, với mục tiêu đưa cải cách dân chủ vào Trung Quốc không
ngừng đưa ra các cáo buộc vi phạm nhân quyền
tại Trung Quốc vẫn còn đó. Một trong những tổ chức lâu đời và có ảh
hưởng nhất là China Support Network (CSN), được thành lập năm 1989 bởi
một nhóm nhà hoạt dộng người Mỹ và Trung Quốc sau sự kiện Quảng trường
Thiên An Môn.
Một hố sâu ngăn cách thế hệ


Lớn lên với ít kỷ niệm về sự kiện Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và không biết gì về cuộc Cách mạng Văn hóa,
nhưng lại được tận hưởng sự thịnh vượng và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng
của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang có trên trường quốc tế cũng như
trước những khó khăn nước Nga đang gặp phải từ cuối cuộc Chiến tranh Lạnh,
nhiều người Trung Quốc không còn coi việc tự do hóa chính trị là một
vấn đề bức thiết nữa, thay vào đó là những chuyển đổi từ từ sang sự dân
chủ hóa[cần dẫn nguồn]. Nhiều thanh niên Trung Quốc, trước sự trỗi dậy của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hiện quan tâm nhiều hơn tới phát triển kinh tế, chủ nghĩa quốc gia,
bảo vệ môi trường, việc duy trì tầm ảnh hưởng trên các sự kiện quốc tế
và nhận thức những sự yếu kém của chính phủ như trong vấn đề Vị thế chính trị Đài Loan hgay quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là quần đảo Senkaku) đang tranh cãi với Nhật Bản[cần dẫn nguồn].
Trong giới trí thức ở Trung Hoa lục địa, dấu ấn của các cuộc phản
kháng trên Quảng trường Thiên An Môn dường như đã tạo nên một kiểu chia tách thế hệ.
Giới trí thức, những người ở tuổi 20 khi các cuộc phản kháng diễn ra
thường ít có cảm tình với chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hơn
những sinh viên trẻ sinh ra sau những cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình[cần dẫn nguồn].
Trong giới công nhân thành thị, việc tiếp tục các cuộc cải cách thị
trường trong thập niên 1990 đã mang lại cho họ tiêu chuẩn sống cao hơn
cũng như một đảm bảo kinh tế tốt hơn.
Năm 2006, chương trình "Frontline" trên kênh PBS của Mỹ phát sóng một đoạn phim được quay tại Đại học Bắc Kinh,
nhiều sinh viên ở trường này từng tham gia vào cuộc phản kháng năm
1989. Bốn sinh viên được hỏi về bức ảnh "Người biểu tình vô danh" nhưng
không ai trong số họ biết sự kiện đó là gì. Một số trả lời đó là một
cuộc duyệt binh hay một bức hình minh hoạ[url=http://video.google.com/videoplay?docid=8633937813183253768&q=Frontline Tiananmen Square&total=2&sta
Về Đầu Trang Go down
http://iwinmoi.com
<rémyphú>
MEMBER
MEMBER
<rémyphú>


Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 192
Xu TP Xu TP : 21276640
Cảm ơn !! Cảm ơn !! : 32
Ngày sinh Ngày sinh : 30/01/1994
Tham gia ngày: Tham gia ngày: : 30/10/2010
Tuổi Tuổi : 30
Đến từ Đến từ : tương lai
Châm ngôn sống : Trái tim em chỉ 2 lần mở cửa.Đón anh vào và tống cổ anh ra

Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết    Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết  Empty21/01/11, 01:26 pm

Mình thấy sống ở đôngtimo la ổn nhất 68n
Về Đầu Trang Go down
http://thaiphienpro.com/profile.forum?mode=editprofile
 
Cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, nên đọc nên biết
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» cuộc thi nét đẹp sinh viên trường đại hoc kinh tế
» Tuyển sinh năm 2012 của Trường trung cấp Đại Việt Tp.HCM
» Tuyển sinh năm 2012 của Trường trung cấp Đại Việt Tp.HCM
» THO CHE' VE` CAU CHUYEN. CO BE' QUANG` KHAN D0?
» Những poster quảng cáo cực lạ và shock.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum trường THPT Thái Phiên :: Tin tức - Giải trí :: -‘๑’-Tin tức thời sự-‘๑’-
Chuyển đến 
Liên kết bạn bè: game iwin | game ky tien | game khu vuon dia dang | Xem phim