Latest topics | » Đón Giáng Sinh cùng StudyLink - Tháng 12/2015 by studylink219 22/12/15, 09:48 am
» Học tiếng Anh với chương trình "Đôi bạn cùng tiến" tại StudyLink - Thá by studylink219 11/11/15, 02:37 pm
» Chương trình ưu đãi tháng 10/2015 - Trung tâm Anh ngữ StudyLink by studylink219 22/10/15, 03:46 pm
» Vui học tiếng Anh cùng Trung tâm Anh ngữ StudyLink - Tháng 9/2015 by studylink219 25/09/15, 09:38 am
» Chương trình ưu đãi tháng 8/2015 - Trung tâm Anh ngữ StudyLink by studylink219 31/07/15, 03:47 pm
» Chương trình ưu đãi tháng 7/2015 tại Trung tâm Anh ngữ StudyLink by studylink219 15/07/15, 03:46 pm
» Chương trình ưu đãi tháng 6/2015 – Vui hè cùng StudyLink by studylink219 23/06/15, 02:29 pm
» Vui hè cùng StudyLink với chương trình Endless Summer tháng 5/2015 by studylink219 07/05/15, 09:19 am
» Chương trình ưu đãi tháng 4/2015 tại Trung tâm Anh ngữ StudyLink by studylink219 13/04/15, 02:57 pm
» [Chia sẻ] Game casual "Bắn trứng khủng long" HOT 2014 by dark_sky 13/11/14, 11:27 am
» [Chia sẻ] Game casual "Bắn trứng khủng long" HOT 2014 by dark_sky 13/11/14, 11:27 am
» Khuyến mãi từ Trung tâm Anh ngữ StudyLink by studylink219 06/10/14, 04:40 pm
» Học cao đẳng có thể phải lấy bằng trung cấp? by miss123 05/01/14, 08:16 am
» Tuyển lập lờ, sinh viên chịu thiệt by miss123 05/01/14, 08:16 am
» Học cao đẳng có thể phải lấy bằng trung cấp? by motminh123 04/01/14, 09:03 pm
» Tuyển lập lờ, sinh viên chịu thiệt by motminh123 04/01/14, 09:02 pm
» Học cao đẳng có thể phải lấy bằng trung cấp? by ngocha123 04/01/14, 08:39 pm
» Tuyển lập lờ, sinh viên chịu thiệt by ngocha123 04/01/14, 08:39 pm
» Tặng 75% giá trị thẻ học tiếng anh, kỹ năng mềm, công nghệ thông tin by daihoctructuyen 23/07/13, 04:13 pm
» KiKi RPG – Phiêu lưu vào thế giới quỷ by phuongtep 08/06/13, 02:18 pm
» [UPDATE 2013] Topic tập hợp mỗi ngày 1 game chuẩn không cần chỉnh 100% by nguyenlinh92 06/06/13, 11:27 am
|
|
| Các bước chuẩn bị cho một cuộc trại | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
ngocsohn MOD
Tổng số bài gửi : 434 Xu TP : 21279432 Cảm ơn !! : 11 Ngày sinh : 21/12/1994 Tham gia ngày: : 28/11/2010 Tuổi : 29 Đến từ : Đà Nẵng Châm ngôn sống : sống có lý tưởng
| Tiêu đề: Các bước chuẩn bị cho một cuộc trại 08/12/10, 12:35 am | |
| Để chuẩn bị cho một cuộc trại, chúng ta lần lượt tiến hành những điểm sau:
1. Chọn lựa địa điểm 2. Tiếp xúc, thông báo, xin phép 3. Chỉnh trang lều vải 4. Dụng cụ đi trại 5. Lên chương trình
1. Chọn lựa địa điểm
Đích thân anh chị Phụ trách phải đi tiền trạm để khảo sát và chọn lựa. Đất trại phải rộng rãi đủ chỗ để dựng lều. Và cần hội tụ đủ các yếu tố sau:
a. Phong cảnh: Tùy theo đối tượng trại sinh mà chọn phong cảnh sao cho thích hợp
b. Thoát nước: Đất trại có phủ cỏ, khô ráo, sạch sẽ, thoai thoải, không bị lụt hay úng thủy khi mưa lớn.
c. Nước uống: Phải có nước sạch gần nơi cắm trại để có thể lấy được dễ dàng.
d. Cây, củi: Việc đun, nấu, làm thủ công trại đều phải sử dụng cây, củi, nên điểm cắm trại phải gần chỗ có thể lấy cây, củi...
e. Dễ tới: Địa điểm cắm trại phải phù hợp với khả năng kinh phí chuyên chở của đơn vị. Nếu có thể nên ở gần trục lộ giao thông để đề phòng trường hợp phải di tản trại sinh.
f. Chợ: Là nơi tiếp tế thực phẩm và nhu yếu phẩm cho trại. Tuy nhiên chúng ta không vì thế mà cắm trại gần chợ. Càng xa càng tốt nhưng phải thuận tiện cho việc đi lại mua sắm.
Ngoài ra, không nên cắm trại ở nơi đông người, bệnh viện, khu quân sự...
2. Tiếp xúc, thông báo, xin phép
a. Tiếp xúc:
- Với chủ đất hay chính quyền địa phương để xin phép sử dụng địa điểm cắm trại.
- Với các đoàn bạn và các tổ chức thanh thiếu niên sở tại, để mời sinh hoạt chung hay nhờ họ hướng dẫn những tập quán phong tục địa phương. Cần nắm các đền chùa, nhà thờ và các giờ hành lễ, các di tích lịch sử, thắng cảnh địa phương... Các địa chỉ của bác sĩ hay trạm y tế gần nhất.
b. Thông báo, xin phép:
Đến các cấp cao hơn trong phong trào và gửi giấy thông báo và xin phép đến từng phụ huynh của trại sinh. Thông báo cho trại sinh biết ngày, giờ, địa điểm tập kết... thời gian đi trại, chủ đề hay mục đích của trại, lệ phí trại. Lên danh mục những vật cần mang theo cho đúng với nhu cầu của trại.
3. Chỉnh trang lều vải
Ta phải xem lại các lều vải, chỗ nào hư mục thì phải thay bỏ hay vá. Kiểm xem số lều có phù hợp với số trại sinh không? Nếu thiếu thì may hoặc mượn thêm. Kiểm tra dây, cọc, cột, dùi cui có đủ không?
4. Dụng cụ đi trại
a. Dụng cụ tập thể: Phân công cho trại sinh mỗi người mang một ít, người nào mang món nào phải có trách nhiệm giữ gìn bảo quản cho đến hết kỳ trại. Những dụng cụ chung cho cả tổ, đội gồm:
+ Lều vải, dây, cọc, dùi cui. + Thùng hay xô chứa nước. + Tô dĩa lớn. + Vá, muỗng lớn, đũa lớn. + Dao, rìu, rựa. + Cuốc nhỏ hay xẻng (loại xếp được càng tốt). + Túi cứu thương. + Địa bàn. + Đèn bão. + Tấm poncho hay *** lót lều chống ẩm. + Thực phẩm và gia vị. + Nồi, soong, chảo, ấm nấu nước.
b. Dụng cụ cá nhân: Chưa quen đi trại, nhiều em hay mang theo những thứ luộm thuộm vô ích. Hành trang của trại sinh phải gọn nhẹ và đa dụng. Đây là những vật dụng gợi ý:
+ Y phục: Tùy theo mùa, đồ ngủ, đồng phục, đồ tắm, đồ lót, áo mưa, giày dép... + Đồ vệ sinh cá nhân: Kem, bàn chải răng, xà phòng, gương, lược, khăn, giấy vệ sinh... + Vật dụng ăn uống: Chén, đũa, muỗng, ly, dao đa năng, bình đựng nước... + Vật dụng học tập: Bút, sổ tay, còi, dây... + Vật dụng sinh hoạt: Đèn pin, đèn cầy, quẹt gas, nhang muỗi hay thuốc chống muỗi... + Mùng mền, võng cá nhân...
Tất cả sắp xếp thứ tự gọn gàng vào ba lô, những vật ít sử dụng để dưới, vật xài nhiều để ở trên. Điều quan trọng mà mỗi trại sinh phải có là sổ tay cắm trại. Có thể gọi đây là Nhật ký trại, trong đó ghi chép:
- Thời gian, địa điểm và mục đích của những kỳ trại.
- Những kinh nghiệm, những ưu khuyết điểm đã gặp trong kỳ trại qua.
- Mô tả toàn bộ khung cảnh và hoạt động của trại (dưới dạng một ký sự)
- Phác họa hay dán những tấm hình đã chụp trong kỳ trại đó.
Liệt kê những thứ phải mang theo trong những kỳ trại, tìm ra những gì thừa hay thiếu để lần sau bỏ bớt hay mang theo. Đây cũng là bằng chứng hùng hồn nhất để chứng minh khả năng của mình trong những lần Hội đồng Phụ trách xét duyệt để nâng cấp hay trao chuyên hiệu.
5. Lên chương trình
Trại không phải là nơi vui chơi, nghỉ mát một cách tùy tiện, vui đâu làm đó. Phải hoạt động nhiều để trại sinh không có những phút trống rỗng, bất động. Muốn được như vậy, người tổ chức phải có một chương trình thật hoàn chỉnh, khít khao với giờ giấc, đúng với chủ đề hay mục đích cắm trại. Có chương trình rồi cũng phải biết san lấp những lỗ hổng (nếu có) trong ngày. Đi đúng chương trình có nghĩa là không kéo dài tiết mục nào ra, dù tiết mục đó đang hấp dẫn.
Người tổ chức cũng phải soạn một chương trình dự phòng - dành cho trời mưa hay trường hợp bất khả kháng - không để trại sinh ngồi bó tay chịu trận.
(Theo Thành Đoàn TP.HCM) | |
| | | ngocsohn MOD
Tổng số bài gửi : 434 Xu TP : 21279432 Cảm ơn !! : 11 Ngày sinh : 21/12/1994 Tham gia ngày: : 28/11/2010 Tuổi : 29 Đến từ : Đà Nẵng Châm ngôn sống : sống có lý tưởng
| Tiêu đề: Re: Các bước chuẩn bị cho một cuộc trại 08/12/10, 12:36 am | |
| Tổ chức một chương trình sinh hoạt trại
Trong chương trình sinh hoạt trại chúng ta có những hoạt động sau:
- Phân nhiệm - Theo đúng chương trình - Vệ sinh khu vực trại - Kỷ luật (nghiêm phép) - Bếp núc, ăn uống - Lửa trại - Bãi trại - Tổng kết trại
1. Phân nhiệm: Để điều hành một cuộc trại, chúng ta có những thành phần nhân sự như sau:
- Trại trưởng: Chịu trách nhiệm chung về mặt pháp lý và điều hành trại, có quyền quyết định mọi hoạt động của trại, giám sát chương trình, chủ tọa mọi nghi thức.
- Trại phó: Tùy theo qui mô lớn nhỏ của trại, chúng ta có từ một đến vài Trại phó phụ tá cho Trại trưởng.
- Trại phó trực: Là một Phụ trách được phân công chịu trách nhiệm điều hành chương trình trại trong ngày. Giám sát và thi hành mọi mệnh lệnh của Trại trưởng. Có quyền quyết định mọi việc (miễn là theo đúng chương trình) trong thời gian mình trực. Tổ chức các buổi sinh hoạt.
Giúp cho việc điều hành trại, còn có các ban như:
+ Huấn luyện + Nghiêm phép (kỷ luật) + Hậu cần + Văn nghệ...
2. Theo đúng chương trình:
Trại có hấp dẫn và kết quả hay không là do nơi có theo đúng chương trình hay không. Chúng ta thà bỏ một vài tiết mục trong chương trình (vì thiếu thì giờ) còn hơn là soạn một chương trình lỏng lẻo, nhiều khoảng trống).
Giờ tự do (trường hợp trại sinh tự phụ trách phần giải trí hay hoạt động) cũng nằm trong chương trình.
3. Vệ sinh trại:
- Khi vừa đến khu vực trại, chúng ta phải tổng vệ sinh khu vực (nhưng không được xâm phạm cảnh quang thiên nhiên).
- Trại phải ngăn nắp, sạch sẽ, thứ tự. Phải chú ý đào ngay hố rác, nhà cầu và phải đào xa lều, dưới gió.
- Thức ăn thừa và thực phẩm chưa dùng phải được che đậy kỹ càng.
- Lều và góc đội, góc đơn vị phải giữ ngăn nắp, sạch sẽ, không phải chỉ là lúc Phụ trách đi khám trại mà là suốt ngày.
- Buổi sáng, khi thức dậy, trại sinh phải có đủ nước và tiện nghi tối thiểu để làm vệ sinh.
- Ban đêm phải có mùng mền đủ ấm và chống muỗi cũng như côn trùng. Phải thay quần áo khô ráo để không bị cảm hay ho.
4. Kỷ luật: (nghiêm phép)
Nhìn vào một cảnh trại, thấy trại sinh ăn rồi nằm vật vạ trong lều, đọc truyện, tán nhảm, đi lang thang không mục đích. Đồ đạc, soong nồi, chén bát vất lung tung... ta thấy ngay rằng buổi trại đó chẳng thú vị gì, thà đừng tổ chức thì hơn.
Chương trình cắm trại có thành công hay không một phần là do kỷ luật trại. Anh Phụ trách kỷ luật có trách nhiệm nhắc nhở, kiểm tra. Dù là kỷ luật tự giác nhưng vẫn dùng biện pháp mạnh, nếu vi phạm luật trại.
Giờ nghỉ ngơi phải triệt để tôn trọng, nhất là giờ ngủ, bắt buộc các em phải im lặng ngủ (thường thì các em rất khó ngủ trong trường hợp này) ngày hôm sau các em mới có sức hoạt động tiếp mà không ảnh hưởng sức khỏe. Nên dành riêng cho các em một giờ nhất định để viết thư hay ghi nhật ký.
Ban đêm, phải cắt cử người gác đêm để gìn giữ an ninh và kỷ luật trại, cứ 1 hay 2 giờ đổi ca. Nhiệm vụ của các em gác là nhắc nhở trại sinh im lặng ngủ, kiểm tra các bạn mê ngủ, lăn ra khỏi chăn màn (nhưng không làm ảnh hưởng giấc ngủ trại sinh), phát hiện gì lạ, phải báo ngay cho Phụ trách trực.
5. Khám trại:
Đây là thời gian Ban điều hành trại đến từng lều kiểm tra vệ sinh, kỷ luật, sắp xếp, trình bày ngăn nắp, trang trí, nút dây... của từng lều.
Mỗi ngày, Bạn điều hành trại nên khám trại một hay hai lần, bằng nhiều cách khác nhau. Có khi đi xa xa mà quan sát, có khi bất ngờ đi ngang qua, thường thì đến một cách chính thức và có báo trước. Khi các Ban điều hành đến chính thức, Tổ, Đội trưởng phải tổ chức đón tiếp và hướng dẫn các anh chị đi thăm trại mình.
Nên có các hình thức khen thưởng cho Đội nào khá nhất.
6. Bếp núc
7. Lửa trại
Bãi trại
Trại sinh thu gom vật dụng chung và đồ đạc cá nhân gọn gàng. Khi được lệnh thì mới giỡ lều. Trả lại nguyên trạng cảnh quang giống như lúc ta mới đến. Xóa bỏ tất cả dấu vết của trại. Lấp hố rác, hố vệ sinh, nhổ hết cọc lều, tổng vệ sinh khu vực.
Làm thế nào để khi chúng ta rời khu vực trại phải để lại những kỷ niệm đẹp và ấn tượng tốt đối với địa phương. Trước khi ra về, ta cám ơn chủ đất, cám ơn chính quyền địa phương.
NHỚ: Đừng để lại gì ngoài lời cám ơn và một kỷ niệm đẹp.
Tổng kết trại
Sau khi đi trại về, trễ nhất là 1 tháng, chúng ta phải có một buổi họp tổng kết trại.
Trong buổi tổng kết, chúng ta rút ra những ưu khuyết điểm, những phê bình, xây dựng của Ban tổ chức, những ý kiến đóng góp của trại sinh, để chúng ta dần dần hoàn thiện hơn trong những kỳ trại tới.
(Theo Thành Đoàn TP.HCM) | |
| | | ngocsohn MOD
Tổng số bài gửi : 434 Xu TP : 21279432 Cảm ơn !! : 11 Ngày sinh : 21/12/1994 Tham gia ngày: : 28/11/2010 Tuổi : 29 Đến từ : Đà Nẵng Châm ngôn sống : sống có lý tưởng
| Tiêu đề: Re: Các bước chuẩn bị cho một cuộc trại 08/12/10, 12:37 am | |
| Những điều cần biết về lều trại
Trên thị trường hiện tại, người ta có bày bán đủ các loại, dạng lều - từ lều một vài người cho đến loại vài chục người... đủ các hình thức, kiểu dáng, màu sắc... Tuy nhiên loại lều này giá hơi đắt.
Là một người tháo vát (hay tập làm người tháo vát) chúng ta phải biết cách tự may lấy lều của mình, vừa rẻ tiền, vừa đúng ý của mình. Muốn may lều, trước hết ta chọn mẫu rồi làm bằng bìa cứng với tỷ lệ 1/10. Phóng đại 10 lần lên vải rồi mới cắt. Gọn và nhẹ nhất là dùng vải *** dầu, không thấm nước và rất mau khô. Hoặc dùng vải kaki, katê, bạt *** có sọc...
Muốn không thấm nước, ta dùng dung dịch Acetate d’alumine (mua ở các cửa hàng hóa chất) pha thêm 3-4 lần nước. Nhúng vải vào rồi đem phơi nắng thật khô. Hóa chất này không làm vải đổi màu, không làm vải nặng hơn, vẫn thông khí nhưng lại không thấm nước.
Về kiểu dáng, thì tùy chúng ta chọn. Ở đây, chúng tôi xin hướng dẫn cách may và kích thước loại lều hai mái thông thường mà chúng ta hay sử dụng nhất. Loại này, về mùa lạnh hay mưa thì hai mái xuôi xuống. Nếu là mùa nắng nóng bức, ta căng một mái lên thì lều sẽ thoáng mát.
Khi may loại lều này, chúng ta vừa tiết kiệm tiền bạc, vừa tiện dùng và cũng vừa hợp với nhu cầu của chúng ta. Chúng ta chọn loại vải không thấm nước. Màu sắc thì nhạt và sáng để không hấp thụ sức nóng của mặt trời. Ở giữa nóc, chúng ta nên dằn một lằn dây dù dẹp. Các góc và đầu dây trên lều chúng ta đắp thêm vải hay da để tăng sức chịu đựng của lều.
Về kích thước thì tùy theo nhu cầu của chúng ta. Dưới đây là kích thước lều dành cho từ 6 đến 8 người: loại kích thước này tương ứng với cột lều 1,60m.
Ghi chú: Hai bên hông lều, nên có hai tấm riềm chắn gấp vào trong được, để chống mưa hắt và côn trùng.
Nếu có điều kiện, ta nên may những tấm chắn tam giác ở hai đầu lều dùng cho ban đêm và mùa mưa.
Vị trí dựng lều:
- Cắm lều ở nơi đất trống, có bóng cây che nắng buổi chiều.
- Chọn chỗ đất bằng phẳng, không có đá lởm chởm, không có rễ cây lớn, không có bụi cây hay cỏ gai, dọn sạch sẽ và lượm bớt sỏi đá.
- Tránh hướng gió thốc vào lều.
- Không dựng lều sát tàn cây cao, rất nguy hiểm khi mưa gió.
- Không dựng lều dưới *** suối cạn, nước lũ về trở tay không kịp.
- Khoảng cách các lều đủ gần để dễ điều hành nhưng phải đủ xa để các tổ, đội được độc lập với nhau.
Động tác dựng lều:
- Để dựng một cái lều cho nhanh và đúng quy cách, trại sinh phải được huấn luyện mọi thao tác cho đồng bộ. Phải biết nhiệm vụ của mình là làm gì trong đội hình dựng lều.
- Đội hình dựng lều thay đổi từ 2 đến 8 người, các trại sinh phải được huấn luyện thuần thục để khi thực hành khỏi lúng túng. Tiêu chuẩn đặt ra là thời gian dựng mỗi lều không được quá 5 phút.
Với đội hình 8 người:
1. Hai trại sinh cầm hai cột lều, đặt vào vị trí 1 và 2 trên nóc lều. Cột cứng bằng nút quai chèo (cột thuyền). Giữ cho cột thẳng. Nóc lều quay đúng hướng quy định.
2. Hai trại sinh khác, đang đứng ở vị trí A1 và A2, đóng hai cọc hai đầu để căng nóc lều. Cọc đóng cách chân cột lều khoảng 1,6m (tương ứng với chiều cao cột lều). Kéo thật căng dây lèo và cột bằng nút quai chèo.
3. Bốn trại sinh đang đứng ở bốn vị trí B1, B2, B3, B4 cùng một lúc kéo bốn góc lều ra, đóng cọc và cột vào bằng nút căng lều (tenteur) hoặc nút quai chèo hay một vòng hai khóa. Phải kéo góc 450 cho mái lều thật căng.
4. Bốn trại sinh đang đứng ở vị trí 1, 2, A1, A2 rời vị trí, đến các đầu dây C đóng cọc và cột vào.
Lưu ý:
- Các cọc phải đóng 45' nghiêng ra phía ngoài.
- Các cọc B và C thẳng hàng với nhau tạo một hình chữ nhật tưởng tượng chung quanh lều.
- Hai cột lều 1,2 và hai cọc căng dây lèo A1 và A2 cùng nằm trên một đường thẳng.
- Hai cột lều phải thẳng góc với mặt đất.
- Các cọc B1, B2, B3, B4 cắt góc lều thành hai phần, mỗi phần 45o.
Với đội hình hai người: Với hai trại sinh X và Y, chúng ta lần lượt thao tác:
1. Trại sinh X phải giữ thật chặt và thẳng cột lều số 1.
2. Trại sinh Y đóng cọc A1 và kéo dây lèo buộc vào.
3. Trại sinh Y lần lượt đóng các cọc B1, B3 và kéo dây buộc vào.
4. Trại sinh X rời vị trí, qua giữ cột lều số 2.
5. Trại sinh Y đóng cọc A 2 và kéo dây buộc vào.
6. Trại sinh Y lần lượt đóng các cọc góc B2, B4 và kéo dây góc lều buộc vào.
7. Trại sinh X và Y rời vị trí, đến đóng các cọc còn lại và điều chỉnh mái lều.
Nếu làm quen với hai người, chúng ta có thể dựng một cái lều trong vòng 10 phút.
Tiêu chuẩn của một cái lều:
- Thao tác nhanh chóng
- Mái lều căng thẳng, không nếp nhăn
- Buộc đúng nút dây
- Cân đối, đẹp mắt
- Có rãnh thoát nước
Các vật dụng cần thiết:
Để hoàn thành một cái lều nhanh chóng và dễ dàng, chúng ta phải có một số dụng cụ và vật liệu cần thiết, tương xứng với kích cỡ lều đang sử dụng.
Dây: Thường thì lều may sẵn lúc nào cũng có đủ bộ dây, lèo... nếu không chúng ta phải mang theo. Nên chọn những loại dây mềm, dễ thao tác, tương xứng với kích cỡ và màu sắc của lều như: Dây dù dẹp, dây dù tròn, dây thừng ***... tuyệt đối không dùng dây kẽm hay dây loại nhỏ khó nhìn thấy, trại sinh rất dễ vấp ngã, gây tai nạn, thương tích.
Cọc: Tùy theo thế đất cứng hay mềm mà chúng ta sử dụng cọc ngắn hay dài, bằng hợp kim có bán trên thị trường hay bằng tre gỗ, sắt thép, tự chế... Dễ dàng nhất là sử dụng một khúc tre tầm vông chẻ đôi, chuốt bớt hai cạnh, vạt nhọn một đầu, là có một bộ cọc tốt, rẻ tiền.
Gậy (cột lều): Phải tương xứng với kích cỡ lều, để không hở chân lều vì gậy cao quá hoặc phải kéo mái bẹt ra (rất dễ bị đọng nước và dột) vì gậy quá thấp. Thường thì nên sử dụng gậy 1,60m cho lều tổ, đội. Gậy nên làm bằng tre tầm vông, vừa rẻ, vừa nhẹ và chắc... Ở thị trường có loại gậy xếp, gậy nối nhiều đoạn, rất gọn nhẹ.
Dùi cui (vồ): Đây là một vật dụng mà các trại sinh ít lưu ý nhất và cũng hay quên mang theo nhất. Nhưng nếu muốn dựng một cái lều nhanh mà thiếu dùi cui hoặc chỉ có một cái rồi chuyền tay hết người này đến người khác, thì khó mà hoàn thành nhanh được... ÍT nhất mỗi đội phải có hai cái trở lên.
Dùi cui có thể làm bằng gốc tầm vông hoặc những thanh gỗ nặng, đẽo cán cho vừa tay cầm. Ngoài ra chúng ta còn sử dụng cuốc xẻng hay cuốc chim để đào rãnh thoát nước.
Mương thoát nước:
Khi đã dựng lều xong, chúng ta phải đào mương thoát nước ngay, và xin đừng làm lấy có mà phải đào thành một con mương đàng hoàng, sâu khoảng 10cm, rộng 20cm. Tâm của con mương ngay dưới mép lều (chỗ giọt nước nhỏ xuống). Bao nhiêu đất đào lên, nên đắp thành một con đê chắn phía bên trong lều. Mương và đê nên đào và đắp thật thẳng để tăng thêm phần thẩm mỹ của lều.
Nếu đất bằng phẳng, thì chúng ta phải đào mương đủ bốn phía của lều và ít nhất là một mương tháo, dẫn nước ra xa lều. Cuối mương tháo là một hố chứa nước. Nếu đất dốc, thì chỉ cần đào 3 phía của lều. Phía trên dốc đào hơi sâu hơn, phía hai bên hông thì đào dài ra khỏi lều một tí.
Đừng bao giờ thấy trời đang nắng mà không đào mương, vì nếu trời đổ mưa bất ngờ (nhất là về đêm) thì không thể nào trở tay kịp.
Gấp lều:
Cũng giống như khi dựng lều, khi gấp lều chúng ta cũng phải thao tác theo thứ tự để được nhanh chóng và gọn gàng.
+ Dọn sạch sẽ đồ đạc trong lều và chung quanh.
+ Tháo dây và nhổ hết cọc hai bên hông lều (không nhổ hai cọc ở hai đầu lều)
+ Đóng cửa lều (nếu lều có cửa)
+ Chập hai mái lều lại và cho nghiêng về một bên
+ Tháo dây lèo và nhổ hai cọc đầu lều.
+ Xếp hai cửa lều vào giữa, gấp các riềm vào trong.
+ Xếp gọn lại sao cho vừa túi đựng lều (nếu có).
+ Dùng dây bó chặt lều lại.
Lưu ý:
- Đừng gấp lều khi còn ướt. Nếu tình thế bắt buộc thì về nhà phải đem phơi lại. Nếu không lều sẽ dậy mùi, ẩm mục. Khi đem cất, nên nới lỏng dây buộc lều.
- Một số loại nút dây thường sử dụng khi dựng lều.
- Một số kỹ thuật nhỏ.
Trong cuộc sống ở trại, nhất thiết chúng ta phải biết một số kỹ thuật nhỏ (mẹo vặt) để dễ dàng khắc phục những trở ngại nho nhỏ mà chúng ta thường gặp trong các kỳ trại.
Căng mái lều:
Mái lều của chúng ta lúc mới dựng, trông nó thẳng thóm và đẹp biết bao, thế nhưng sau vài cơn gió, một trận mưa hay một đêm ngủ lăn lộn... trông nó thảm hại làm sao. Nếu tháo ra làm lại thì rất mất công. Vậy khi cột lều vào cọc, ta hãy sử dụng nút căng dây (Tendeur) hoặc dùng một cái tendeur bằng gỗ như sau:
Dùng một miếng gỗ nhỏ, dùi hai lỗ vừa đường kính của dây lều, luồn dây vào (theo hình). Khi cần thì kéo miếng gỗ đến đâu là dây cố định đến đó.
Trong trường hợp thời tiết không ổn định, mưa gió nhiều, chúng ta có thể dùng những vòng dây thun như hình bên để căng lều, mái lều sẽ chịu được sức gió mà không bị xé rách hay chùng.
Cọc lều bị nhổ bật lên:
- Trường hợp gặp đất mềm, cọc hay bị nhổ bật lên khi ta căng dây, ta hãy chèn đá theo hình.
- Khi cắm trại ở bờ biển, ta không tìm ra đá, thì hãy làm các hàng cọc neo như những hình dưới đây:
Muốn nâng cao cột lều:
Xác định vị trí của chân gậy, ta cắm một vỏ chai hay ống tre có mắt ở giữa. Nếu cột bị lún, ta đập vỡ 1/2 nửa trên của chai rồi úp ngược xuống, hoặc úp một cái tô xuống đất để làm chân đế.
Nước chảy vào hai đầu võng:
Khi ta nằm võng dưới lều, nước mưa thường chảy theo hai đầu dây treo võng làm ướt lưng. Nếu muốn khắc phục, bạn chỉ cần mua hai khoen sắt (cỡ vòng đeo tay), cột ở hai đầu võng. Nước chảy đến khoen sắt sẽ tự nhỏ hết xuống đất.
Nước chảy vào trong lều:
Khi chúng ta sử dụng hai gốc cây thay thế hai gậy để căng lều, nếu trời mưa, chắc chắn nước sẽ theo dây rồi chảy vào lều, các bạn dùng một sợi dây ngắn, cột trên sợi dây căng lều (gần phía lều) nước sẽ nhỏ theo dây ngắn đó mà không chảy vào lều.
Mái lều bị dột:
Mái lều của bạn làm bằng vải thấm nước, nếu mưa lớn sẽ bị dột. Để khỏi bị ướt đồ đạc, các bạn đính vào chỗ dột một sợi dây, đầu dây cột một cục đá nhỏ, bỏ vào trong một cái tô hay một vật chứa nước. Nước dột sẽ theo sợi dây chảy vào trong tô.
Góc lều không có khuy:
Khi chúng ta sử dụng những tấm bạt hoặc drap để làm lều, thì ở góc không có khuy đồng để xỏ dây, ta có thể làm như sau: túm góc bạt quanh một viên sỏi tròn (không dùng đá sắc cạnh sẽ làm sờn rách vải) dùng dây làm nút thòng lọng để buộc góc bạt.
Hố rác lộ thiên:
Nếu gặp đất cát, đất quá cứng... không thể đào hố rác được, ta có thể làm như sau: lấy 3 hay 4 cái cọc, đóng ló lên khỏi mặt đất chừng 3 tấc (chu vi bằng túi *** mà ta định sử dụng).
Bẻ miệng túi *** lại và tròng vào đầu mấy cọc đó. Khi đầy, ta túm lại đem bỏ vào hố rác công cộng hay đốt bỏ.
Cọc nhổ không lên:
Trước khi ra về, chúng ta phải nhổ tất cả các cọc lều để khỏi gây tai nạn cho người đến sau. Trường hợp đất cứng hay cọc đóng quá sâu không nhổ lên được, chúng ta dùng phương pháp đòn bẩy như hình dưới đây:
(Theo Thành đoàn TP.HCM) | |
| | | ngocsohn MOD
Tổng số bài gửi : 434 Xu TP : 21279432 Cảm ơn !! : 11 Ngày sinh : 21/12/1994 Tham gia ngày: : 28/11/2010 Tuổi : 29 Đến từ : Đà Nẵng Châm ngôn sống : sống có lý tưởng
| Tiêu đề: Re: Các bước chuẩn bị cho một cuộc trại 08/12/10, 12:37 am | |
| Chuẩn bị thực phẩm cho một cuộc trại
Những trại sinh nào nhận trách nhiệm làm bếp, phải hiểu giá trị dinh dưỡng của những thức ăn thông thường và nhớ kỹ hai phương châm: Tiết kiệm và vệ sinh. Trại là cơ hội tốt nhất để các trại sinh thực tập và thể hiện tài năng bếp núc của mình. Đây là một trách nhiệm nặng nhọc, âm thầm nhưng không kém phần lý thú. Chúng ta đừng vội vã khui đồ hộp ra ăn khi thức ăn bị nấu hỏng. Hãy để cho trại sinh tự xoay sở, cho các em phát huy óc tháo vát, *** tự tin... Đồ hộp chỉ nên dùng trong các kỳ trại dài ngày hoặc trường hợp bất khả kháng, không thể mua được thực phẩm tươi sống. Ở trại, chúng ta nên nấu những món ăn đơn giản nhưng ngon và giàu dinh dưỡng. Không nên làm những món cầu kỳ, tỉa bông, tỉa hoa... xào nấu linh đình.
Tiêu chuẩn người làm bếp: Những người nhận trách nhiệm làm bếp, phải hội đủ các tiêu chuẩn sau:
1. Biết thảo thực đơn cho tổ, đội trong 3 ngày trại 2. Biết đi chợ 3. Biết chọn lựa và bảo quản thực phẩm 4. Chế tạo được các kiểu bếp thông thường 5. Biết nhóm lửa và bảo quản củi 6. Biết khử trùng nước 7. Biết nấu cơm và một số món ăn thông thường ở trại 8. Biết vệ sinh khu vực bếp
Thảo thực đơn:
Trước tiên chúng ta phải nắm rõ: chúng ta có bao nhiêu tiền, cho bao nhiêu người ăn, trong bao nhiêu ngày. Sau đó chúng ta mới dự kiến những thực phẩm cần phải mua. Nếu cắm trại nhiều ngày mà ở xa chợ, hai ba ngày mới có thể đi một lần, người làm bếp phải biết những thức ăn nào để lâu mà không cần chế biến (trứng, lạp xưởng, cá khô, đồ hộp...), những thức ăn có thể để lâu nhưng phải chế biến (tôm rim, mắm chưng, ruốc xào, chà bông...), những thứ nào phải ăn ngay (thịt cá, rau cải...). Dựa vào đó ta thảo một thực đơn cho đội thật dễ dàng. Nếu tài chính rộng rãi, ta có thể mua gà vịt mang theo, vừa để được lâu, vừa có thức ăn tươi ngon, bổ dưỡng.
Đi chợ:
Ít có trại sinh nào "hân hạnh" được mẹ sai đi chợ hàng ngày, mà nắm được giá cả và không lúng túng trong khi đi chợ. Hầu hết chúng ta năm thì mười họa mới đặt chân đến chợ một lần. Cho nên trước khi đi chợ, chúng ta phải nhờ những người đi chợ thường xuyên chỉ cho chúng ta biết rõ giá cả của từng loại thực phẩm, khu vực phân bố trong chợ. Vì nếu không biết rõ loại nào bán ở khu vực nào, thì chúng ta sẽ đi vòng vo, vừa mất thì giờ, vừa mệt... Ghi vào giấy, chúng ta cũng chia thành từng nhóm: Nhóm thực phẩm tươi sống, nhóm đồ khô hay thực phẩm chế biến sẵn, nhóm rau cải, nhóm gia vị và tạp hóa. Như vậy chúng ta chỉ đi một vòng chợ là có thể mua đầy đủ.
Người làm bếp cũng phải biết ước lượng thực phẩm vừa đủ cho tổ, đội. Không mua quá thừa hoặc quá thiếu, và cũng đừng mua những thực phẩm sang trọng, giá cao (bào ngư, nấm đông cô...).
Chọn lựa và bảo quản thực phẩm:
Khi đi trại dài ngày mà chợ thì ở xa, chúng ta phải biết cách chọn lựa và bảo quản một số thực phẩm trong môi trường tự nhiên để vừa có thức ăn tươi nhiều ngày, vừa bảo đảm vệ sinh sức khỏe... Thông thường, để cho các trại sinh thực tập nấu nướng bằng thực phẩm tươi sống giúp các em phát huy óc sáng kiến, tháo vát, linh động... người ta không cho mang theo đồ hộp hay thực phẩm chế biến sẵn. Nhưng nếu tổ chức trại dài ngày (ở vùng sâu, vùng xa) đồ hộp dành cho những ngày cuối trại thì thật tiện lợi và hợp vệ sinh.
Chọn lựa thực phẩm:
Trước tiên ta nên biết cách chọn thực phẩm tươi, ngon, thì mới có thể bảo quản lâu được.
- Thịt: Phải có màu đỏ hồng, sớ thịt săn, da mỏng, miếng thịt còn ươn ướt. Nếu ngả sang màu nâu, tím đen hay tái xanh và có mùi thì đừng mua.
- Cá: Vạch mang ra xem, nếu đỏ hồng là cá tươi. Nếu mang trắng bệch, dập đầu, bể bụng, ấn ngón tay thấy lõm xuống thì đừng mua.
- Gà: Chọn gà mái tơ gần đẻ, hậu môn nhỏ, sạch, màu hồng; chân vàng, lườn to. Không nên mua những con hậu môn ướt, bầu diều phồng to, miệng chảy dãi, mồng tím, ít phản ứng khi bắt, đó là gà bệnh.
- Vịt: Chọn những con vịt đực, mỏ to, mềm, ức tròn, da cổ da bụng dày, lông cánh đầy đủ.
- Cua: Lật ngửa cua ra, nhấn vào mép mai ở hai bên hông, cứng là cua chắc, mềm là cua ốp.
- Trứng: Khi mua trứng, đừng cầm lắc lắc, bạn có thể bị rầy. Bạn chỉ cần giơ trứng ra ánh sáng (hay ngọn đèn). Nếu khoảng trống trên đầu không có hay rất nhỏ là trứng tươi, nếu lớn thì trứng đã để lâu. Có thể bỏ vào nước, chìm ngay là tươi, nổi là trứng cũ.
- Đồ hộp: Không nên chọn những hộp móp méo nhất là phồng dộp hai đầu, ăn sẽ bị ngộ độc. Chúng ta cũng cần phải lưu ý đến ngày tháng bảo hành ghi ở vỏ hộp.
Bảo quản thực phẩm:
Khi cần để dành thực phẩm cho những ngày hôm sau. Người đầu bếp phải biết cách giữ gìn và bảo quản. Những thực phẩm để qua đêm phải bỏ vào bao, dùng dây (có bôi thuốc chống muỗi) treo lên cây để khỏi bị kiến và thú rừng làm hỏng (nhất là những vùng đất hoang dã).
Dưới đây là những phương pháp giữ gìn và bảo quản thực phẩm:
Thịt sống:
- Nhúng vào nước phèn chua pha loãng (10gr phèn với 1 lít nước sôi để nguội) ngâm độ 1 giờ, vớt ra xát muối bọt, treo nơi thoáng mát. Khi dùng, rửa sạch lại. Cách này giữ được 3-4 ngày.
- Ngâm trong mật mía, mật ong, có thể để lâu 4-5 tháng mà vẫn tươi ngon.
- Người dân tộc họ giã sơ thịt với muối, đoạn treo nơi thoáng mát, lồng gió, cũng giữ được cả tuần lễ.
Thịt chín: Cắt thịt sống thành từng miếng bằng bàn tay, rồi đem ram hoặc luộc chín. Xong đem ngâm vào nước mắm, nước tương hay nước muối, cách này để lâu được 1 đến 2 tháng.
Thịt khô: Thịt nạt xắt mỏng, dùng dao to bản đập dẹp. Ướp nước mắm (hay muối), đường, nước cốt củ riềng - xong sấy hay phơi khô để dành.
Cá tươi: Phải đập đầu cho nó chết ngay (không để chết từ từ). Mổ bụng cá, lấy hết ruột, rửa sạch, xát muối vào mang cá và đều khắp trong ngoài mình cá. Xong bạn lấy chén giấm pha một muỗng đường. Dùng miếng vải nhúng ướt hợp chất này gói cá lại. Cách này có thể để được 3-4 ngày.
Cá chín: Kho cá cho đến khi thấm mặn. Cho thêm vào một ít rau câu hay thạch đen. Tiếp tục kho thêm một lúc nữa. Trút toàn bộ ra một cái thố sạch, để nguội. Rải một lớp muối lên trên, đậy nắp. Cách này có thể bảo quản được vài tuần.
| |
| | | <rémyphú> MEMBER
Tổng số bài gửi : 192 Xu TP : 21279020 Cảm ơn !! : 32 Ngày sinh : 30/01/1994 Tham gia ngày: : 30/10/2010 Tuổi : 30 Đến từ : tương lai Châm ngôn sống : Trái tim em chỉ 2 lần mở cửa.Đón anh vào và tống cổ anh ra
| Tiêu đề: Re: Các bước chuẩn bị cho một cuộc trại 08/12/10, 10:39 am | |
| Năm ni đi trại nè | |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Các bước chuẩn bị cho một cuộc trại | |
| |
| | | | Các bước chuẩn bị cho một cuộc trại | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |